Tôi là người Việt Nam và là một nhà điêu khắc. Tôi muốn bắt đầu bằng cách yêu cầu bạn sự khoan dung, tất cả tấm lòng bao dung của bạn. Cho dù tôi đang điêu khắc hay tôi đang viết những dòng này, tôi không làm gì ngoài việc tuân theo nhu cầu, thứ giải phóng bản thân tôi, hay thậm chí còn tha thứ cho tôi. Trong cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam cách xa tôi một ngàn dặm, đã có hàng ngàn người chết và hy sinh, trong khi tôi lại sống trong sự an toàn.
Bạn biết tôi nhiều hơn một chút, tôi ước điều đó, đồng thời cũng sợ điều đó. Với một trái tim đang đập, tôi tiến về phía bạn. Một mớ hỗn độn trong tôi. Không có vấn đề về màu da, màu mắt, hay trong thế giới mà tôi thuộc về có thể tôi giống bạn. Nếu những hình ảnh này có thể khiến đôi mắt bạn lưu lại chốc lát, những dòng này có thể truyền cho bạn chút cảm thông hay thấu hiểu sâu sắc. Tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Chúng tôi, hàng ngàn sinh viên Việt Nam tại Pháp. Đa phần đều học tập tại các phân khoa thuộc trường đại học hay những ngôi trường danh tiếng. Tôi cũng không thoát khỏi quy luật đó, tôi đã từng theo học nha khoa, sau đó tôi sang học tại Paris. Hiếm ai trong số đó theo học ngành kiến trúc hay điện ảnh, càng hiếm hơn ai đó quan tâm đến nghệ thuật tạo hình. Ngoài thời gian dành cho công việc và học tập, phần lớn thời gian gắn chặt với đất nước. Hình ảnh bom đạn, những ngôi làng bị đốt, cảnh tra tấn, chết chóc được tường thuật và xuất hiện mỗi ngày trên báo đài như thể chiếc bánh mì hằng ngày của chúng tôi.
Làm thế nào có thể không phẫn nộ, không nổi loạn trước những hành động tàn ác này khi chúng tôi là con người, và lại là một người Việt Nam, chúng tôi cảm nhận nó như chính nỗi đau trong máu thịt của mình. Nhiều khi chúng tôi cảm thấy xấu hổ khi bản thân như những vị khán giả bất lực. Cảm giác bất lực và tội lỗi này là một bi kịch cho nhiều người trong chúng tôi, đang sống ở nước ngoài. Một số đã bỏ đi với việc cống hiến cho nghề nghiệp của họ, chủ yếu là hữu ích, ở đây hoặc một nơi khác. Đối với những con người yếu đuối hơn, ví dụ như tôi, thì lại cần một thời gian dài để phục hồi sau những tổn thương về tinh thần.
Một ngày đẹp trời, tình cờ tôi bước chân vào một xưởng điêu khắc. Một đống đất sét, một mặt, nó giúp tôi thành công, mặt khác, một hình thức xuất hiện, một cuộc sống mới dường như được sinh ra. Vậy thì nếu bạn tiếp tục, bạn xác định rõ khối lượng, bạn định hướng, bạn tạo nét uốn khúc và hiển nhiên bạn sẽ có trước mặt một vật thể sống. Nếu nó không làm bạn hài lòng, bạn lật đổ nó đi, bạn đạp dẹt nó, và cuối cùng: không có sự sống, không có gì hết. Dường như bạn sở hữu sức mạnh của một ảo thuật gia. Tôi vẫn ngạc nhiên và choáng váng. Tôi quay trở lại xưởng bất cứ khi nào tôi được phép. Nó làm tôi cảm thấy rất thích thú. Đống đất sét và tôi, chúng tôi không bao giờ rời nhau nửa bước; tôi có một mẫu trên bàn ăn, mẫu khác ở cửa sổ, mẫu khác nữa ở đâu đó trong căn nhà tôi. Khi tôi có thời gian rảnh rỗi, tôi nặn đất sét. Tôi mô phỏng bất cứ thứ gì: những đứa bé, những vị thần, những tên ngốc, những nhân vật hay những thứ xuất hiện trong đầu tôi mà không hề có bản vẽ hay phác thảo nào trước. Đôi khi, dù thế nào, tôi luôn chuẩn bị sẵn một hình tròn, nếu không may nó rơi xuống đất, và khuôn mặt phẳng đó làm tôi thích thú, tôi tạo hình cho những mặt còn lại theo mặt phẳng đó. Tôi đã làm rất nhiều đất nung. Tôi vừa mới hoàn thành mẫu này thì tôi lại bắt đầu một mẫu khác. Thậm chí tôi còn làm nhiều mẫu cùng lúc. Song song với đất sét, tôi còn tạo hình bằng thạch cao, gỗ, đá, luôn luôn với nhiệt huyết của một tân sinh viên, với sự say mê ngày càng tăng và tôi chỉ dừng lại khi tôi không thể tiếp tục nữa. Thà giết tôi đi còn hơn bắt tôi phải xa rời nó. Bởi như vậy nếu tôi có thể sẻ chia một phần cuộc sống, một phần khổ đau, một phần khó khăn của họ. Một số người hỏi tôi tại sao tôi luôn vội vàng. Không, tôi không vội vàng; có cái gì đó thúc giục tôi, một nguồn năng lượng, có lẽ vậy.
Từ nhỏ tôi đã thừa hưởng tính cách tự do của một con thú nhỏ, sống dưới mưa gió, trong rừng rậm và những người dân tộc thiểu số sống ở vùng Cao nguyên miền Trung Việt Nam thật sự như những người bạn của tôi. Một cô gái trẻ, tôi yểu điệu thục nữ và lông bông. Tôi thích thú mọi thứ và mọi người, đúng như lứa tuổi đôi mươi. Nhưng số phận đã khiến tôi phải đối mặt những vấn đề lớn của cuộc sống: đói khát, chiến tranh, sự khốn khổ của nhân loại. Bất cứ nơi nào tôi quay lại, tôi chỉ nhìn thấy sự chết chóc và cảnh hủy diệt.
Tôi vẫn sống như thể còn mùa đông với chút tiền trợ cấp dành cho sinh viên, hình ảnh cô gái trẻ đói khát, lang thang trên vỉa hè đang héo mòn trước mắt tôi. Một buổi sáng, tôi phát hiện cô ấy đã chết, co rúm mình, một trong hai cánh tay của cô ấy vẫn ôm lấy đưa bé, nó vẫn sống, khuôn mặt lem luốc nước mắt và bụi bẩn. Đứa bé mừng rỡ, sau đó nó đùa nghịch với chiếc núm vú giả của chiếc bình sữa trống không hoặc chọc ghẹo trong sự sợ sệt những con giòi chui ra từ mũi của xác người mẹ. Dường như những chú giòi này cũng đói và đang đi tìm thức ăn. Tôi rùng mình và xúc động đến tột cùng.
Sau khi đã sống cuộc sống như tôi từng sống, tôi không còn muốn gì hơn ngoài việc suy nghĩ là hãy tìm cách sống cho bản thân mình nhiều hơn qua việc điêu khắc cũng như hãy sống cho người khác. Nhưng làm thế nào để tôi giữ lấy ý tưởng này khi mà tôi nhìn thấy nhiều bạn bè của mình ở chơi với tôi hàng giờ liền nhưng không bao giờ để mắt nhìn vào thứ mà tôi làm hoặc không có lấy một ý kiến gì? Cùng lúc đó nhiều bức thư từ quê hương được gửi đến với đầy sự đau buồn tan thương: những thứ bom đạn vũ khí mới nhằm vào con người rơi xuống đất nước chúng tôi: bom bi, kim loại, chất dẻo không thể phát hiện bằng tia X, bom phi tiêu, thuốc nổ… Không những bị giặc đánh bom oanh tạc, chúng tôi còn phải chịu những thiên tai lốc xoáy, bão lụt. Mọi thứ như đổ nát xung quanh tôi. Không còn là vấn đề điêu khắc hay bất cứ thứ gì khác, tôi chỉ là một con người bé nhỏ với cuộc sống khốn khổ đang tan đi trong cuộc sống đáng thương của cả một dân tộc.
Tôi đã nói với bạn rằng thần kinh của tôi đã bị nứt. Đập đầu vào đất, đánh đầu lên gỗ hay đá cho đến kiệt quệ mới làm tôi dịu đi. Tôi được thoải mái, thậm chí tôi hạnh phúc. Những nhát dao, những tiếng ồn của động cơ vang lên trong xưởng không át được tiếng bom đạn tiếng súng đại bác? Dường như tôi chỉ nghe được sự im lặng. Ngay lập tức tôi tự trách bản thân. Có vẻ như tôi chỉ nghe được sự im lặng. Ngay lập tức tôi tự trách mình. Thú vui thể xác này, đam mê này, sự cam kết này tất cả tồn tại trong tôi, tôi cảm thấy nó như sự sỉ nhục, bỉ ổi của tôi. Nhưng phải chăng khi cái chết đang lảng vảng thì bản năng sinh tồn sẽ sinh ra một thứ sức mạnh, đặc biệt khi nỗi mất mát đó chính là nhu cầu yêu thương của con người? Có lẽ bởi vì nhà tôi đã cháy, những người thân tôi đã chết, tôi khát khao được sống nhiều hơn với tác phẩm điêu khắc của mình?
Một mặt, nghi ngờ, đau đớn, cảm giác tội lỗi liên tục quấy rầy tôi, mặt khác con người điêu khắc trong tôi trở nên ngày càng đòi hỏi, thậm chí độc quyền. Tôi không biết phải làm gì. Tôi đã quyết định dập tắt thứ tình yêu làm nghẹt thở tôi và chiếm đoạt toàn bộ tôi. Nhưng Volti, thầy giáo tôi và cũng là bố đỡ đầu của tôi trong điêu khắc nói với tôi: “Tiếp tục điêu khắc là nhiệm vụ của tôi”. Tôi hạnh phúc đến nhường nào khi nghe điều này, trái tim tôi như dịu lại, thế nhưng vẫn chưa làm tôi yên lòng. Điều này đã khiến tôi gửi những bức ảnh điêu khắc của tôi cho ba người ngẫu nhiên trên đường đi của tôi, sau đó tôi mới biết rằng họ chính là những chuyên gia trong giới nghệ thuật.
Tôi đã có thời gian làm những tác phẩm điêu khắc “biến tấu”. Một học viên tự do của trường trung học kỹ thuật nghệ thuật ứng dụng, tôi cùng với một chàng trai trẻ khỏe tạc những khối đá lớn. Tôi nhìn những khối đá đó với ước mong nó trở thành những mẫu đá nhỏ với kích thước của một người phụ nữ nhỏ bé như tôi. Tôi thực hiện từng chút từng chút một. Bằng cách xếp chồng lên nhau, tôi đã tạo ra những những tác phẩm điêu khắc lớn bằng những tác phẩm của bạn tôi. Nhưng tác phẩm của tôi có một đặc điểm, là nó có thể biến đổi. Những hình tượng điêu khắc mà tôi gọi là “biến tấu” sẵn sàng kết hợp linh hoạt với nhau để tạo nên những hình tượng khác, hoàn toàn khác lạ với sự kết hợp ban đầu, nó có cuộc sống và không gian riêng của nó. Tính linh hoạt của việc kết hợp này có thế tạo nên những bức điêu khắc phù hợp không những chỉ một mà nhiều không gian khác nhau.
Và đó là hình ảnh của những tác phẩm điêu khắc mà tôi gửi cho người đại diện của tôi. Một trong số họ khuyên tôi nên truyền tải “Mẹ và những đứa con” một cách đơn giản nhất trong Văn chương Nghệ thuật, điều mà tôi không hề có một sự hứng thú nào. Tôi nhấn mạnh rằng “Nếu điêu khắc của tôi may mắn khiến bạn hài lòng, chắc chắn rằng tôi sẽ nói với bạn ngay lập tức là tôi không có giải thưởng Rome nào, cũng không tốt nghiệp bất cứ trường nghệ thuật danh tiếng nào”, Sau đó, tôi quên mất ý nghĩ điên cuồng này… Tôi thực sự rất bất ngờ và vô cùng xúc động khi sau đó một vài tháng, tôi đã nhận được một lời đề nghị mua bán từ hội Văn chương Nghệ thuật, và tiếp đó là chuyến viếng thăm của một kiến trúc sư. Đó là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một nhà điêu khắc như tôi. Tự biết cách sắp xếp thêm một chút, làm việc tốt hơn một chút, và tôi đã có một cuộc triển lãm nhỏ tại galerie Giới trẻ, do E. Thèves và Nita Green tổ chức. Tôi nhận được rất nhiều sự khích lệ trong số đó có của Raymond Cogniat – rằng một galerie cho giới trẻ đã không bị dẹp bỏ – thậm chí ông đã viết trong tờ nhật báo Figaro (ngày 13 tháng 10): “… Ngay lập tức có thể nghĩ rằng Điềm Phùng Thị sẽ tự cho mình cơ hội để bắt đầu … “Jean Bouret, nhà văn chương Pháp, nói rằng tôi có cảm giác tượng đài của bà mang một giá trị lao động thầm lặng. Tôi bị choáng váng, nhưng tôi nhanh chóng hồi phục, và để có thể xứng với danh tiếng đó, tôi đã làm việc chăm chỉ. Trong khoảng thời gian bốn năm, tôi đã thực hiện hai cuộc triển lãm cá nhân, tham gia hầu hết các chương trình của nhóm, và hợp tác với một số kiến trúc sư. Điều quan trọng đối với tôi là có được nhiều kinh nghiệm, và đào sâu hơn công việc khó khăn mà tôi vừa bắt đầu. Tôi sống trong cơn lốc. Và thời kỳ chúng tôi sống là một giai đoạn khó khăn, nhưng lại rất hiệu quả và thú vị đối để tôi có thể sống như một người máy. Vì vậy, tôi cảm thấy cần phải nghỉ ngơi để xem tôi ở đâu, để cho bản thân mình một khoảng thời gian suy nghĩ trước khi bắt tay với một tác phẩm điêu khắc, có thể là mười năm nữa, nhưng bây giờ tôi chắc chắn dành cho nó phần còn lại của cuộc đời tôi.
Đó là lý do tại sao tôi gom lại hầu như những công trình nghệ thuật của mình trong quyển sách nhỏ này, những tác phẩm từ lúc đi học cho đến tận hôm nay. Trong suốt quá trình tiếp cận điêu khắc, tôi tin rằng tôi không bao giờ áp đặt một chủ đề, xác định một mục tiêu. Tuy nhiên, tôi thường xuyên lặp đi lặp lại những tác phẩm “bà mẹ và các con”! Đó là một nỗi ám ảnh… hoặc: “tính cách rầu rỉ”, một “khía cạnh tôn giáo”; một vài tác phẩm thể hiện suy nghĩ về “những nơi tưởng niệm chiến tranh”.
“Tôi yêu những người mẹ của bạn và các con”, Mecheline Sandrel cũng nói với tôi rằng: “tôi thấy họ rất dịu dàng và vui tươi, nhưng với tôi, họ còn là những lời cầu nguyện, tất cả như những tác phẩm cầu nguyện điêu khắc của bạn”
Tôi đã cố gắng để nhìn vào bên trong bản thân mình:
Với nỗi sợ nhìn thấy dân tộc của tôi bị tiêu diệt, và để duy trì nó, liệu tôi có không muốn tạo ra những khối đá, sinh ra vô số những đứa con của thế gian? Để tôn vinh những người đã mất, liệu trái tim tôi có không yêu cầu tôi tạo ra những công trình tưởng niệm sự tang tóc này không?
Đối với những lời nguyện cầu của tôi, tôi không nói với bất kỳ thần thánh nào, nhưng với cả thế giới.
Tất cả những hy vọng mới mẻ của tôi, đó là xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn. Với sự tiến bộ của khoa học, phụ nữ, trái với lời Thánh Kinh, sẽ không còn phải chịu đau khổ nữa. Tôi hết lòng khẩn nguyện “hãy hành động vì một thế giới tốt hơn” sẽ thành hiện thực, không có nhiều khổ đau cho tất cả mọi người.
Cách đây vài năm, tôi mỉm cười khi nhìn thấy trong phòng triển lãm, những nghệ sĩ, không phải những người trẻ tuổi nhất, đứng trước tác phẩm của họ, và “ôm hôn khách hàng”, những nhà phê bình, những người bạn và những mối quan hệ. Tôi căm ghét cử chỉ này và tôi hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của nó. Nó không giả cũng không kiêu nhưng đơn giản chỉ là sự khiêm tốn. Ai trong xã hội, nếu không phải là nghệ sĩ, nên đặt câu hỏi về ích lợi của mình? Chúng ta đang ở một ngã tư nơi mà nghệ thuật trải qua hàng ngàn ảnh hưởng, có hàng ngàn khuôn mặt. Không một nghệ sĩ nào có thể khẳng định Chân lý, ngờ vực, lo sợ, những xung đột nội tâm, nhận thức về cái đẹp, nhu cầu tình bạn và sự có mặt của quần chúng. Bằng cách giới thiệu với bạn những tác phẩm điêu khắc của tôi, tôi mở lòng ra với bạn, tôi không phải đang cố gắng để “kết nối khách hàng”. Khi tạo ra chúng, tôi đã chia sẻ hạnh phúc và đau khổ của mình. Những tác phẩm điêu khắc này bây giờ không thuộc về tôi nữa. Tôi giao nó cho bạn, hoặc đúng hơn, tôi để nó cho bạn, như Bissière (Tạp chí hình ảnh, nhà xuất bản Hermann):
“Và nếu có ai đó ngắm nhìn,
dừng chân và cảm mến
con người trong tôi,
tức là tôi đã thành công.
Nếu tôi thất bại và chẳng ai chìa tay cho tôi,
tôi sẽ đút tay vào túi, thật sâu.
Mặc kệ.
Không sao đâu, Marie, em vẫn đẹp như thường!”
.